Chuyển tới nội dung

Lá Tắm Của Người Dao Đỏ Bao Gồm Những Thành Phần Chính Nào?

geranium nepalense 1Main
Rate this post

Lá tắm người Dao Đỏ từ lâu đã rất nổi tiếng, huyền bí và kỳ công. Với truyền thống sử dụng cây thuốc phong phú và hiệu quả, lá tắm người Dao Đỏ ngày càng được nhiều người tin tưởng sử dụng thay cho các lá tắm thông thường bán ngoài chợ.

Tương truyền, lá tắm người Dao được sử dụng để phục hồi cho phụ nữ sau khi sinh. Phụ nữ Dao Đỏ được tắm lá thuốc thường chỉ sau 3 ngày là lên nương làm dẫy, sinh hoạt bình thường. Bên cạnh đó, lá tắm người Dao Đỏ còn được sử dụng cho người mới ốm dậy, cơ thể và sức đề kháng còn yếu. Những người lao động vất vả trong thời gian dài, hoặc đi rừng lâu ngày phục hồi sức khỏe.

Nếu bạn lên bản Tả Phìn, Sapa và vào những gia đình người Dao ở đây, chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi bài thuốc tắm này mỗi người sử dụng có một công thức khác nhau. Chính vì việc chỉ truyền miệng và đối tượng được hướng dẫn là những người con gái trong gia đình nên việc xác định công thức lá tắm người Dao càng trở lên khó khăn.

Năm 2006, sau nhiều năm nghiên cứu, các Giáo sư ĐH Dược Hà Nội đã xác định được đã số các công thức của bài thuốc tắm của người Dao. Đáng kinh ngạc là bài thuốc này có hơn 120 loại cây được sử dụng, trong đó có phân nửa chưa được biết đến trong từ điển Y khoa.

Có tới hơn 120 loại cây thuốc được sử dụng trong các bài thuốc tắm!

Sau khi xác định công thức khoa học, ĐH Dược Hà Nội đã thành lập công ty của đồng bào dân tộc Dao Đỏ. Nhằm hướng dẫn quy trình nuôi trồng, thu hái, chế biến, xao khô…nhằm bảo tồn và phát triển bài thuốc tắm. Đồng thời thương mại hóa để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc nơi đây. Tới thời điểm hiện tại, có gần 100 hộ đồng bào đang canh tác và thu hái tại rừng tham gia vào tổ chức này.

Lá tắm người Dao Đỏ gồm những thành phần cây thuốc sau đây – chiếm đếm 80% trong 120 loài cây có trong bài thuốc tắm Dao’Spa

1./ Cây Cơm cháy:

Cây thuốc Cơm Cháy

Cây thuốc Cơm Cháy

Theo Đông y: cây cơm cháy có vị chua, tính ấm. Có tác dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ. Dùng chữa phong thấp đau nhức, phù do viêm thận, cước khí phù thũng, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản mạn, phong chẩn, đơn độc, mụn nhọt lở loét sau lưng, gãy xương, đòn ngã chấn thương.

2./ Cây Hoa ông lão:

geranium-nepalense-1Main

Theo Đông y: Rễ cây dùng chữa đau lưng nhức mỏi, khó tiêu, phù thũng, đau răng. Cả cây nấu nước tắm rửa trị ghẻ.

3./ Cây Chùa Dù:

chua-du

Theo Đông y: chù dù để chữa cảm cúm, sốt, ho, sốt tiểu tiện ra máu, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể sử dụng tinh dầu chù dù để uống hoặc xoa bóp thay dầu khuynh diệp.

4./ Cây Màng tang:

cay mang tang

Theo Đông y: màng tang có vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ được dùng trị 1. Ngoại cảm, Nhức đầu đau dạ dày; 2. Phong thấp đau nhức xương đau ngang thắt lưng, đòn ngã tổn thương; 3. Ðầy hơi; 4. Sản hậu ứ trệ bụng đau, kinh nguyệt không đều.

5./ Cây Liên đằng hoa nhỏ:

Theo Đông y: Liên đằng ho nhỏ giúp tiêu thủng, tán độc, bổ hư, liệu phong, uống lâu ngày tăng tuổi thọ. Khu phong, trừ thấp, tán nhiệt, liệu tý, tiểu thủng, chỉ lỵ. Thanh nhiệt, giải độc, giải trừ các khí ôn dịch, uế trọc tà. Trị ôn bệnh phát sốt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, hắc lào, giang mai

Và rất nhiều các loài cây thuốc khác nữa trong bài thuốc tắm của người Dao.

(Theo dõi kỳ tiếp theo tại đây).

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Show Buttons
Hide Buttons